Công nghệ Phytosome là gì? Ưu nhược điểm của công nghệ phytosome
-
Giới thiệu công nghệ phytosome:
Phytosome, là phức của các thành phần hoạt tính tự nhiên và phospholipid,làm tăng hấp thu các hoạt chất chiết xuất khi bôi tại chỗ hoặc dùng đường uống. Phytosome có cấu trúc giống như cấu trúc tế bào, là kết quả của các phản ứng cân bằng hóa học giữa các phospholipid (phosphatidylcholine, phosphatidylserine,…) với các chiết xuất từ dược liệu (như flavonoids, terpenoid, tannin, …) trong dung môi không phân cực.
Phospholipid là một trong những thành phần chính của màng tế bào. Hầu hết chúng có tính chất dinh dưỡng, như phosphatidylserine có tác dụng như một chất dinh dưỡng tế bào não, phosphatidylcholine có tác dụng quan trọng trong việc tái tạo tế bào gan.
Công nghệ phytosome dù mới được nghiên cứu hơn chục năm nay, nhưng đang chứng minh là công nghệ vượt trội và được dùng rộng rãi tại các nước phát triển do khả năng tăng sinh khả dụng rất lớn của các hợp chất có nguồn gốc từ tự nhiên, có độ an toàn cho tế bào cao, không có tác dụng phụ, và liều sử dụng nhỏ.
Công nghệ phytosome tăng tính sinh khả dụng của các hoạt chất
là do được cải thiện khả năng hòa tan trong nước và có thể vượt qua các màng sinh học giầu lipid khá dễ dàng, đồng thời bảo vệ hoạt chất khỏi sự tàn phá của dịch tiết tiêu hóa, các enzym và vi khuẩn đường ruột. Sản phẩm công nghệ phytosome ngoài việc tăng hấp thu, còn làm giảm thải trừ dưới dạng liên kết giáng hóa, do đó có tác dụng kéo dài hơn so với dạng không có cấu trúc phytosome. Với những tính năng ưu việt của các chế phẩm phytosomal (chế phẩm sử dụng công nghệ phytosome), có thể giảm liều dùng của hoạt chất mà hoạt động điều trị vẫn cho kết quả tốt.
-
Những điểm mạnh của công nghệ phytosome
– Hoạt chất có tính ổn định cao.
– Tăng sinh khả dụng của hoạt chất so với hoạt chất chiết xuất thông thường (tăng hấp thu, giảm thải trừ).
– Giảm liều dùng.
– Thời gian hoạt động của hoạt chất được tăng lên.
– Hoạt chất ổn định hơn trong dịch dạ dày và có khả năng chống lại sự phân hủy của các enzym, các vi khuẩn đường ruột.
– Tăng cường tính thẩm thấu của các hoạt chất qua các màng sinh học.
– Tăng khả năng hấp thụ đối với các hoạt chất không tan trong dầu
– Hướng các hoạt chất tới các mô đích hiệu quả hơn.
-
Sản xuất theo công nghệ phytosome:
Phytosome là phức hợp được bào chế bằng phản ứng phospholipid với chất chiết xuất từ thực vật theo tỷ lệ thích hợp trong dung môi kém phân cực. Phức hợp được phân lập bằng cách kết tủa trong hydro carbon béo sau đó được đông khô hoặc sấy phun, đó chính là phương pháp sản xuất theo công nghệ phytosome. Phospholipid tự nhiên, tổng hợp hoặc bán tổng hợp cũng có thể tạo thành phức hợp với các thành phần tinh khiết của chất chiết xuất từ thực vật (các polyphenol hay terpenoid, các hoạt chất có công dụng có nguồn gốc dược liệu).
-
Nguyên tắc cấu tạo của chất được làm theo công nghệ phytosome:
Phosphatidylcholine (hoặc phosphatidylserine) là một hợp chất nhị chức. Phần phosphatidyl là thân dầu và choline (serine) là thân nước trong tự nhiên. Nhờ đặc tính tan kép của phospholipid làm cho nó trở thành một chất nhũ hóa hiệu quả. Trong phân tử phosphatidylcholine, phần đầu choline liên kết với các hoạt chất trong khi phần phosphatidyl thân dầu bao gồm thân và đuôi bao quanh hoạt chất tạo nên tiểu phân hình cầu và được gọi là phức phytophospholipid.
-
Các sản phẩm dùng công nghệ phytosome
Công nghệ Phytosome là kết quả từ phản ứng của một số lượng cân bằng hóa học của các phospholipid (phosphatidylcholine) với chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên (như flavonoids, terpenoid, tannin,…) trong dung môi không phân cực. Công nghệ phytosome làm tăng khả năng hấp thụ các hoạt chất, hướng đích các hoạt chất tới các mô mong muốn hiệu quả và làm tăng tính ổn định của các hoạt chất do bản chất liopophilic.
Nhờ sự cải thiện khả năng hấp thu và tăng tính ổn định nên các sản phẩm công nghệ phytosome đã giảm được liều dùng của các hoạt chất trong phức hợp phytophospholipid so với các hoạt chất chiết xuất thông thường. Các chế phẩm phytosomal đã rất thành công và hiệu quả khi điều trị cho con người.
Nhiều sản phẩm phytosomal đã được giới thiệu thương mại và có ứng dụng đáng kể cho ngành dược phẩm, dược liệu hoặc sản xuất mỹ phẩm. Một số hoạt chất dùng công nghệ phytosome như curcumin (Kukumin IP), flavonoid (Gindisom), polyphenol (Vitrasom)…
6. Nhược điểm của công nghệ phytosome
Nhược điểm lớn nhất của công nghệ này chính là giá thành không rẻ. Đó chính là lý do các sản phẩm dùng công nghệ phytosome có giá thành khá cao, chỉ thích hợp với những vùng có kinh tế phát triển: các nước Tây Âu, Mỹ, Úc…
Hiện nay, mặc dù các đơn vị sản xuất và phân phối đã cố gắng tối ưu chi phí để đem đến những sản phẩm có giá cả phù hợp với người tiêu dùng, nhưng giá thành điều trị cho mỗi ngày cũng vẫn lên đến 25.000 đến 70.000đ/ngày, tùy hoạt chất và hàm lượng cung cấp trong mỗi viên.
Mặc dù vậy, nếu so sánh với cùng loại hoạt chất, hàm lượng đưa vào cơ thể để có tác dụng, số viên và số tiền phải dùng mỗi ngày để đạt ngưỡng điều trị, thì các sản phẩm công nghệ phytosome vẫn có lợi thế hơn hẳn cả về tác dụng, sự tiện lợi và giá thành/ngày.
Với công nghệ thông tin sở hữu trong tầm tay, bạn có thể seach bất kỳ các sản phẩm có chứa hoạt chất công nghệ phytosome (ví dụ curcumin phytosome, silimarin phytosome…) đang bán trên toàn thế giới và tại Việt nam để có sự so sánh và lựa chọn.