Những nơi nào cần phải sạch khuẩn trong gia đình bạn

  20/10/2016

Những con vi khuẩn nhỏ bé có ở khắp mọi nơi, chúng phân chia và sinh sôi từng giờ.

Khi gặp các điều kiện thuận lợi như không khí ẩm thấp, môi trường dinh dưỡng phù hợp vi khuẩn sẽ tăng sinh rất nhanh về số lượng và trở thành mối đe dọa với sức khỏe nhất là với các bé yêu do sức đề kháng vẫn chưa hoàn chỉnh.

Vi khuẩn có nhiều loại nhưng đứng đầu về số lượng và mức độ hay gặp phải kể đến một số loài như: nhóm vi khuẩn E.coli (nguy hiểm nhất là loài O157), Salmonella (vi khuẩn thương hàn), S.aureus (tụ cầu vàng), P.aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), B.cereus… Đây đều là những vi khuẩn gây nên các bệnh lý về đường tiêu hóa và nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Để bảo vệ được sức khỏe của cả gia đình các mẹ hãy tập trung tiêu diệt vi khuẩn ở những vị trí “trọng yếu” trong nhà. Đây là những chỗ tập trung nhiều vi khuẩn và dễ lây nhiễm nhất.

Vậy những vị trí “trọng yếu” nào chắc chắn phải sạch khuẩn trong nhà bạn

1. 3 nơi tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn cần phải làm sạch thường xuyên.

Tủ lạnh

Nhiều người cho rằng môi trường nhiệt độ thấp như trong tủ lạnh sẽ giết chết vi khuẩn, đó là một quan niệm sai lầm. Theo Giáo sư Tom Humphrey của Viện nhiễm trùng và Sức khỏe toàn cầu ở đại học Liverpool (Anh) nhiệt độ của tủ lạnh chỉ ức chế được vi khuẩn chứ không tiêu diệt chúng. Trong điều kiện như ngăn mát của tủ lạnh vi khuẩn vẫn sinh sôi và phát triển.

Những nghiên cứu đã chỉ ra, ngăn đựng rau quả có thể chứa lượng vi khuẩn gấp 750 lần so với ngưỡng an toàn. Không chỉ thế chúng còn là những vi khuẩn rất nguy hiểm như E.coli O157, Salmonella, Listeria…

Cũng theo giáo sư Humphrey “Một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là lây nhiễm chéo”. Việc lây nhiễm chéo xảy ra do một số gia đình có thói quen bảo quản thịt sống ở trong ngăn mát cho những món chế biến trong ngày. Nếu đồ đựng không đảm bảo, nước trong thịt có thể rỉ ra, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn sống.

Lời khuyên của các chuyên gia “hãy vệ sinh tủ lạnh ít nhất 1 lần/tuần”

Lò vi sóng

Thêm một quan niệm sai lầm nữa đó là lò vi sóng hoàn toàn đảm bảo an toàn cho thực phẩm do nhiệt độ cao thì chả có vi khuẩn nào sống nổi.

Quan niệm trên hết sức nguy hiểm. Nếu các mẹ cứ sử dụng lò vi sóng mà không thiết đến vệ sinh thì thức ăn, dầu mỡ lâu ngày bám vào sẽ trở thành môi trường dinh dưỡng tuyệt vời để vi khuẩn tăng sinh chóng mặt về số lượng. Có nhiều loại vi khuẩn có khả năng sản sinh ra độc tố như tụ cầu vàng, Salmonella, B.cereus…

Nhiệt độ của lò vi sóng có thể tiêu diệt được vi khuẩn nhưng không thể tiêu diệt được độc tố do chúng sinh ra. Nếu ăn phải những đồ ăn nhiễm độc tố này chúng ta có nguy cơ bị ngộ độc cấp tính như đau bụng, buồn nôn. Trong một số trường có thể biến chứng dẫn đến tử vong nếu số lượng độc tố nhiều và độc lực cao.

Việc vệ sinh thường xuyên lò vi sóng sau khi nấu nướng rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Thớt

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bề mặt thớt chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn gây tiêu chảy và các bệnh đường ruột.

Nguy cơ mang bệnh từ thớt chủ yếu nằm ở thói quen dùng chung một thớt cho cả thực phẩm sống lẫn chín.

Các mẹ hãy luôn nhớ trong căn bếp chắc chắn phải có ít nhất 2 chiếc thớt, 1 chiếc để thái đồ sống, 1 chiếc dành riêng cho việc thái đồ chín và thực phẩm ăn sống.

Ngay trước khi sử dụng luôn phải vệ sinh lại thớt. Sauk hi sử dụng nên treo thớt nơi khô thoáng có ánh nắng để hạn chế sự sinh sôi của v khuẩn. Nên thay thớt mới khi mặt thớt xuất hiện nhiều rãnh cắt sâu.

 

2. Những nơi bé yêu thường xuyên tiếp xúc

Các bé vốn có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh như người lớn, đây chính là những đối tượng dễ bị vi khuẩn tấn công.

Có những đồ vật thường xuyên tiếp xúc hàng ngày với các bé như đồ chơi, bình sữa, miếng cắn răng, thảm chơi, ghế tập ăn dặm, tấm thay bỉm cho bé sơ sinh… Những đồ vật này sẽ tiếp xúc trực tiếp với hầu hết các bộ phận trên cơ thể bé.

Nhiều bé còn có thói quen “hàn” đồ chơi ra khắp phòng mà không kể đến vị trí đó sạch, bẩn như thế nào.

Bạn không thể ngăn cản được việc một lúc nào đó bé sẽ cắn, ngậm đồ chơi vào miệng. Hàng ngày bé sẽ nằm, bò, lăn trên thảm chơi hay những tấm thảm là khu vực vui chơi cho bé trong nhà.

Như vậy có thể nói đồ chơi là một trong những nguồn chính gây nhiễm khuẩn cho các bé nếu không được các mẹ quan tâm vệ sinh.

Song song với việc cho bé một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì việc thường xuyên vệ sinh các đồ dùng, đồ chơi và khu vực vui chơi của bé là việc làm rất lần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bé.

3. Một số vị trí thường xuyên được chạm vào.

Trong gia đình có một số vị trí tưởng như vô hại lại là ổ chứa vi khuẩn. Đó là các tay nắm cửa, tay nắm tủ lạnh, núm xả nước toa lét, cần gạt nước, chậu rửa.

Đây là những chỗ rất dễ vệ sinh, bạn có thể vệ sinh chúng hàng ngày để hạn chế được các nguy cơ nhiễm khuẩn cho cả gia đình.

Bình luận

Video hỏi đáp các bác sĩ chuyên khoa về bệnh dạ dày