Sự nguy hiểm của các hóa chất có mặt trong chất tẩy rửa
Các nhà sản xuất chất tẩy rửa luôn luôn chỉ ra rằng, trong sản phẩm của họ, chứa một lượng rất nhỏ (trong giới hạn) các hóa chất được phép sử dụng, và vì thế nó an toàn cho người dùng. Nhưng thực tế, các chị em nội trợ của chúng ta hàng ngày phải tiếp xúc với biết bao nhiêu loại hóa chất? Chúng ta hãy thử điểm mặt chỉ tên những loại hóa chất nguy hiểm và thường xuyên tiếp xúc nhiều nhất nhé.
1. Triclosan và Triclocarban
Đây là 2 thành phần kháng khuẩn được tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm có công bố tác dụng diệt khuẩn như: xà phòng rửa tay, nước rửa tay, dầu gội đầu, thậm chí là kem đánh răng …
- Mới đây, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa ban hành việc cấm bán các loại xà phòng diệt khuẩn có chứa 2 chất này vì “lợi bất cập hại”
- Theo New York Times, trước thời điểm ban hành lệnh cấm, FDA thậm chí đã cho các nhà sản xuất thời hạn một năm để đưa ra các bằng chứng chứng minh Triclosan và Triclocarban có lợi hơn là có hại. Tuy nhiên tất cả các bằng chứng đều bị FDA bác bỏ vì chúng không thuyết phục.
- Trong khi đó các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra việc sử dụng các loại xà phòng có chứa Triclosan và Triclocarban làm vi khuẩn biến đổi, từ đó hình thành các vi khuẩn đề kháng kháng sinh. Điều này rất nguy hiểm đặc biệt là đối với trẻ nhỏ bởi nó có khả năng làm gia tăng các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.
- Các chuyên gia y tế cộng đồng tại Mỹ cho rằng Triclosan và Triclocarban có khả năng làm xáo trộn nội tiết tố ở trẻ em. Ngoài ra việc các chất này có khả năng gây ung thư hay không hiện đang được xem xét bởi EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ).
Vì vậy, để bảo vệ gia đình trước sự tấn công của vi khuẩn theo cách an toàn, bạn hãy tìm kiếm các loại xà phòng tự nhiên, chúng hoàn toàn có khả năng diệt khuẩn. Nếu bạn thích sử dụng nước sát trùng tay, hãy sử dụng loại nào được sản xuất dựa trên 100% tự nhiên, không chứa Triclosan hay Triclocarban.
2. Các loại hương liệu tổng hợp (phtalat) mang tên fragrance (hương thơm) hay parfum (nước hoa):
Các hương liệu này thực chất là các este thơm được phối trộn với các hóa chất lưu hương nhằm che dấu một số mùi khó chịu của hóa chất khác trong công thức và cũng để giữ được mùi (thơm) sau khi sử dụng (xà phòng, nước rửa chén bát, nước lau nhà, xả vải…)
- Với các loại hương dịu nhẹ, có thể nhiều người thấy thích, nhưng đối với sức khỏe, sự có mặt các hương liệu này, dù bất cứ mùi nào trong chất tẩy rửa là hoàn toàn không tốt.
- Nó không những có nguy cơ gây kích ứng đối với da những chỗ tiếp xúc trực tiếp, mà còn gây nguy cơ kích ứng đường hô hấp, gây ho, khó thở khi sử dụng. Đó là chưa kể hóa chất này còn có nguy cơ làm rối loạn hormon của cơ thể.
Vì vậy, tốt nhất bạn hãy chọn những thứ 100% từ tự nhiên hoặc chí ít là những sản phẩm không mùi.
3. Chất clo:
Đây là chất khí được tạo ra khi dùng chất tẩy rửa mà bạn mở nắp bình chứa hoặc khi xả ra dùng có thể nhìn thấy khói trắng bốc lên.
- Chất khí này kích ứng đường hô hấp rất mạnh. Đặc biệt khi bạn dọn vệ sinh trong một khu vực kín hơi hay thiếu không khí, khí này có thể làm bạn ngạt thở và ho sặc sụa khi hít phải khí này gây ra các triệu chứng về đường hô hấp như: rát ngứa họng, ho, tức ngực, cay mắt, chảy nước mắt...
- Trước khi sử dụng một loại chất tẩy rửa nào, bạn hãy đọc kỹ thành phần của chúng. Nếu có chứa các thành phần như sau a-xít hydrochloric (HCl), sodium hypochlorite (NaClO), hay các tên Cloramin B, nước tẩy Javen... thì bạn hãy tránh xa nhé. Đó chính là thành phần tạo ra khí độc clo.
4. Perchloroethylen AKA Perc
Đây là một loại dung môi thường được sử dụng trong chất tẩy rửa thảm, nệm ghế, chất tẩy các vết đốm và các phương pháp làm sạch khô.
- Hầu hết mọi người đều tiếp xúc với Perc này thông qua đường hô hấp, hương thơm trên quần áo mới được giặt khô hoặc khí lan tỏa ra xung quanh sau khi giặt thảm, màn và các đồ nội thất.
- Theo EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ), Perc là một chất độc thần kinh phổ biến cũng như chất có khả năng gây ung thư. Đã có rất nhiều báo cáo về những người hay phải tiếp xúc với chất tẩy rửa khô có triệu chứng chóng mặt, mất khả năng chi phối và các loại triệu chứng khác. Những lời phàn nàn này đã lan ra quá rộng đến nỗi EPA đã yêu cầu tất cả các nhà máy sản xuất Perc phải được dỡ bỏ ngay khỏi các tòa nhà dân cư trước năm 2020. Thậm chí Tiểu bang California còn đi xa hơn, họ khẳng định rằng sẽ không cho phép sử dụng Perc trước năm 2023 trong bang của họ nữa do các rủi ro về sức khỏe.
Bạn có thể tránh được điều này bằng cách chuyển quần áo, rèm cửa, thậm chí những tấm thảm nhỏ được đánh dấu “chỉ giặt khô” sang giặt ướt, phương pháp này chủ yếu sử dụng nước, chứ không phải hòa tan. Luôn hỏi người giặt khô phương pháp mà họ sử dụng. Thay vì hóa chất tẩy vết đốm hãy dùng Clean Shu Shu, một loại nước nguyên chất được sản xuất bằng phương pháp điện phân để thay thế.
5. Amoniac
Bạn sẽ thường tìm thấy chất này trong các sản phẩm có công dụng làm bóng loáng bồn rửa, đồ đạc phòng tắm, chất lau kính và chất tẩy rửa nữ trang.
- Amoniac (NH4) không để lại dấu vết và bốc hơi nhanh chóng, đó là lý do tại sao nó lại là một thành phần phổ biến trong nước lau cửa sổ và các loại chất tẩy rửa khác mà chúng ta muốn bề mặt sáng bóng không dấu vết.
- Tuy nhiên, bề mặt sáng bóng cũng có cái giá của nó, vì amoniac là một chất kích thích mạnh, đặc biệt là với những người có vấn đề về phổi, vấn đề thở, hen suyễn hay thậm chí là tuổi già.
- Bạn gần như luôn hít phải amoniac một khi đã sử dụng nó. Những người tiếp xúc với amoniac thường xuyên, chẳng hạn như người giúp việc nhà hay quản gia tại các khách sạn thường bị hen suyễn hay bệnh viêm phế quản mãn tính. Nếu kết hợp với chất tẩy, nó sẽ tạo ra một loại khí chết người.
Vì vậy, nếu bạn muốn bề mặt gương, kính sáng bóng, hãy sử dụng rượu vodka. Nếu bạn muốn đánh bóng đồ dùng bằng bạc, hãy sử dụng kem đánh răng không phải dạng gel.
Còn một cách khác nữa đó là dùng bình xịt Clean Shu Shu 100% nước nguyên chất xịt trên đồ đạc cần lau chùi, tẩy rửa. Bạn không phải hít bất cứ mùi nào, khí nào độc hại nữa
6. Boric/borat/borac (hàn the):
Thường được sử dụng dưới các dạng/tên: Boric acid, Borax, Borax decahydrate, Sodium borate decahydrate, Natri tetraborat decahydrate
- Borat được sử dụng rộng rãi trong các loại chất tẩy rửa, chất làm mềm nước, xà phòng, chất khử trùng và thuốc trừ sâu.
- Một trong các ứng dụng được quảng cáo nhiều nhất là sử dụng làm nước rửa tay cho công nhân trong công nghiệp.
- Một lượng lớn sử dụng trong sản xuất peborat natri mônôhiđrat để sử dụng trong bột giặt.
- Borat cũng là một phụ gia thực phẩm tại một số quốc gia (nó bị cấm sử dụng tại Hoa Kỳ, Việt Nam), với số E là E285. Nó cũng được sử dụng như là thuốc trừ sâu và có độc tính.
7. Các chất diện hoạt (chất hoạt động bề mặt)
Đây là các chất có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dịch tẩy rửa, có như vậy các dung dịch này mới có khả năng thấm ướt hoàn toàn bề mặt cần tẩy rửa
Nếu trong thành phần chất tẩy rửa có các chất thuộc danh mục sau thì chứng tỏ các chất tẩy rửa này không phải hoàn toàn “tự nhiên” nhé
- Thường gặp nhất: Sodium Lauryl Ether Sulfate – SLES, Sodium Lauryl Sulfate – SLS, Natri dodecyl sulfat (SDS), amoni lauryl sulfat, và các muối ankyl sulfat khác, EDTA, thylendiamin Tetraacetic Acid – EDTA.2Na, Ethylenediamine Tetraacetic Acid – EDTA.4Na.
- Cetyl trimetylammonium bromua (CTAB), Cetyl pyridinium clorua (CPC), Polyethoxylated tallow amin (POEA)
- Benzalkonium clorua (BAC), Benzethonium clorua (BZT)
- Ankyl benzen sulfonat, Ankyl poly(etylen oxit)
- Copolymers của poly(etylen oxit) và poly(propylen oxit) (trong thương mại gọi là các Poloxamer hay Poloxamin)
- Octyl glucozit, Decyl maltosit, Rượu cetyl, Rượu oleyl
- Cocamit MEA, cocamit DEA
- Dodecyl betain, Dodecyl dimetylamin ôxít, Cocamidopropyl betain, Coco ampho glycinat
8. Xút ăn da (NaOH, nattri hydroxyd):
Rất quen thuộc, đây là chất tẩy rửa có tính ăn mòn, có mặt ở hầu hết các sản phẩm có tính tẩy rửa và là thành phần chủ yếu trong chất tẩy rửa dầu mỡ và làm sạch đường ống thoát nước, cống nước. Nếu da tay ẩm tiếp xúc với xút viên, có thể gây bỏng tay do xút.
9. 2-Butoxyethanol
Bạn thấy thành phần này trong danh sách các chất tẩy rửa “đa công dụng”, chất tẩy rửa bếp, và chất làm sạch cửa sổ. Nó thường được nhận biết bởi hương thơm ngọt ngào.
- Chất hóa học này thuộc một nhóm các chất độc hại có tên là glycol ete, là các chất dung môi mà bạn không muốn dính dáng đến. Thật đáng tiếc là, luật pháp không bắt buộc các nhà sản xuất liệt kê thành phần này trên nhãn hiệu, mặc dù trên trang web của EPA nó được biết là gây ra viêm họng, phù nề phổi, tổn hại gan, gây ra trạng thái mê man.
- Nếu bạn sử dụng chất tẩy rửa này trong một khu vực kín, chẳng hạn như phòng tắm, bạn sẽ dễ dàng hít phải nhiều hơn hàm lượng cho phép ở hầu hết những nơi làm việc.
10. Các hoạt chất khác có nguy cơ gây ung thư có mặt trong chất tẩy rửa:
- Sodium dodecylbenzenesulfonate là một nhóm các hợp chất hữu cơ có công thức hóa học C12H25C6H4SO3Na. Các tên khác Sodium Dodecyl benzenesulfonate; LABSA Sosium salt; Sodium dodecylphenylsulfonate; Dodecyl benzenesulfonic acid, Sodium salt; Natriumdodecylbenzolsulfonat; Dodecilbencenosulfonato de sodio; Dodécylbenzènesulfonate de sodium; Sodium Linear Alkylbenzene solfonate; Chất này có dạng lỏng, sệt màu vàng nhạt.
- LABSA là chất hoạt động bề mặt anion. Nó được ứng dụng chủ yếu làm các chất tẩy rửa như: bột giặt, xà phòng, nước rửa chén... LABSA còn được sử dụng làm chất gắn kết, chất nhũ hóa trong thuốc diệt cỏ.
- Polyethylene, Polyethylene glycol, Polyoxyethylene thì đều có khả năng có Dioxane - một chất gây ung thư.
- Benzyn acetate, Benzyn alcohol, Ethyl acetate, Camphor, Chloroform. Benzyl, Polyetylen, Sodium hypochlorite, Chlorine… Đây đều là những hóa chất độc hại cho sức khỏe của con người.
Với các hoạt chất hóa học được sử dụng rộng rãi và ngày một phổ biến, hãy trở thành một người tiêu dùng thông minh bằng cách kiểm tra kỹ thành phần của các chất tẩy rửa trong gia đình mình, để lựa chọn được những sản phẩm tẩy rửa vừa hiệu quả vừa an toàn cho sức khỏe của mình và người thân một cách lâu dài.